Tuesday, April 7, 2015

Bài 3 – Câu lệnh rẽ nhánh trong Node Js


Hôm nay mình học về câu lệnh rẽ nhánh trong Node Js. Thực chất khi bạn đã từng tìm hiểu qua kỹ thuật lập trình cơ bản thì câu lệnh rẽ nhánh không còn gì xa lạ nữa. Nếu ai chưa rõ thì học xong bài này các bạn sẽ hiểu được câu lệnh rẽ nhánh.

Câu lệnh rẽ nhánh có những điều kiện làm thay đổi quá trình hoạt động củng chương trình. Những “câu lệnh rẽ nhánh” được chúng ta sử dụng công cuộc sống hằng ngày rất nhiều.

Ví dụ như: Bạn đi thẳng, nếu gặp ngã ba thì rẽ phải. Hoặc bạn có 3 sự lựa chọn. 1 là đi tiếp, 2 quay lại, 3 là ngồi ở đây.

Giờ quay lại bài học. Trong lập trình có 2 loại câu lệnh rẽ nhánh. 1 loại điều kiện của nó là true hoặc false đó là câu lệnh if. 1 loại điều kiện của nó là danh sách những sự lựa chọn là switch

1. IF

cấu trúc câu lệnh
if(<điều kiện>){
//câu lệnh thực hiện
}
ví dụ. Mở Node Js bằng Terminal (Ubuntu) hoặc cmd (Windows) lên. Thực thi dòng lệnh bên dưới:
var a = 5;
var b = 4;
if(a > b) {
   console.log("a > b");
}
Kết quả hiển thị như bên dưới
Chú ý: Viết trong giao diện console là khi mỗi lần nhấn enter thì sẽ thực thi dòng vừa nhập. Nhưng khi gặp dấu {, ( thì nó sẽ chuyển qua dạng được nhập nhiều dòng. Khi muốn kết thức lệnh để thực thi thì bạn phải đóng lại },). Bao nhiêu ngoặc mở thì bấy nhiêu ngoặc đóng
Các bạn thấy câu lệnh if trên có vấn đề gì không. Đó là nếu có trường hợp a < b thì sao. Chương trình có hoạt động như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên. Chúng ta tìm hiểu câu lệnh tiếp theo.

 2. IF ELSE 

Khi bạn muốn thêm sự lựa chọn cho điều kiện trên thì chúng ta sử dụng If Else. Theo suy nghĩ (lý thuyết) là đọc theo như thế này. Nếu điều kiện A không đúng thì thực hiện điều kiện B. Cấu trúc câu lệnh như sau:
if(<điều kiện>){

   // thực hiện khi điều kiện đúng

}else{

   // thực hiện khi điều kiện sai

}
:
Thông qua ví dụ sau để hiểu rõ hơn. Thực thi từng dòng lệnh bên dưới:
var a = 5;
var b = 4;
if(a > b){
   console.log("a > b");
}else{
   console.log("a <= b");//trái ngược với lớn hơn là nhỏ hơn hoặc bằng
}
Nhìn tiếp bài toán trên. Giờ mình muốn tách ra trường hợp bằng với nhỏ hơn thì sao? Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.

3. If else if 

Thực sự thì câu lệnh if else if không khác gì if else. Chỉ thêm một điều kiện nữa thôi. Cấu trúc thực thi của câu lệnh như sau:
var a = 4;
var b = 4;
if(a > b){
   console.log("a > b");
}else if(a === b){
  console.log("a = b");
}else{
  console.log("a < b");
}
Kết quả như sau:
Nhìn ở những ví dụ ở trên thì bạn sẽ thấy thực chất câu lệnh if else, if else if chỉ là biến thể của if thôi. Có thể dùng câu lệnh if đơn thực thi thì chương trình vẫn thực thi như bình thường. Xem ví dụ bên dưới
var a = 5;
var b = 6;
if(a > b){
   console.log("a > b");
}
if(a === b){
   console.log("a = b");
}
if(a < b){
   console.log("a < b");
}
kết quả không khác cho mấy:
Cho nên tùy nhu cầu mỗi người mà dùng câu lệnh nào cho nó phù hợp, cho logic với bài toán yêu cầu. Cho nên trong code có thể nhiều cách để đưa ra cùng kết quả. Nhưng hãy phân tích để chọn cách nào mà sẽ dễ hiểu khi nhìn code, tóc độ xử lý nhanh hơn... Chú ý: Các phép toán tử so sánh được sử dụng trong lập trình (Dành cho ai không biết, chưa vững, có thể tìm hiểu thêm)
Ví dụ chúng ta có một biến x có giá trị là 5. Bây giờ chúng thử xem với hệ thống toán tử so sánh trong JavaScript như thế nào:

Toán tử Mô tả Ví dụ
== So sánh bằng x==8 is false
=== So sánh tuyệt đối x===”5″ is false

x===5 is true
!= Không bằng x != 8 is true
> Lớn hơn x > 8 is false
< Nhỏ hơn x < 8 is true
<= Nhỏ hơn hoặc bằng x <= 8 is true
>= Lớn hơn hoặc bằng x >=8 is false

0 nhận xét :

Post a Comment

Copyright © 2014 TutsModel | All Rights Reserved