Monday, June 15, 2015

Chia ổ đĩa hoặc tăng dung lượng phân vùng trực tiếp trên Windows

By With No comments :
Trong quá trình sử dụng máy tính, việc cài nhiều chương trình làm cho ổ cứng bạn đầy. Bạn muốn tăng bộ nhớ mà không rành về BIOS thì thì đọc bài này. Mình hướng dẫn cách đơn giản nhất để có thể chuyển một phần phân vùng ổ khác qua, hoặc bạn muốn chia một ổ đĩa có kích thước lớn thành ổ đĩa có kích thước nhỏ hơn hoặc bạn muốn gộp nhiều ổ nhỏ thành ổ đĩa lớn không cần phải chạy trong môi trường BIOS mà chạy trực tiếp trên Windows.
Đầu tiên bạn tải MiniTool Partition Wizard và cài đặt bình thường, có phiên bản miễn phí nhưng không hỗ trợ nhiều. Ai có điều kiện thì mua dùng vì một lần mua là sử dụng lâu dài. Đây là công cụ thần thánh xử lý những việc liên quan đến ổ cứng mà không cần chạy trên môi trường BIOS

Ở ví dụ này mình hướng dẫn chuyển 1 phần dung lượng từ phân vùng D sang C.

Ở hình trên bạn chỉ để ý 2 vùng mình khoanh lại.
1. Vùng hiển thị những phân vùng đã được chia ra
2. Chức năng xử lý như Move/Resize, Format...
Đầu tiên bạn chọn ổ đĩa D vùng 1 chọn nút Move/Resize ở vùng 2 hiển thị cửa sổ như hình ở dưới:
Trong hình trên bạn thấy mình đánh 2 số đó là 2 cách để resize ổ phân vùng nhớ.

  1. Với số 1 thì bạn có thể đưa chuột vào và kéo, điều chỉnh cho phù hợp với kích thước. trong hình đó có 2 vùng màu, màu đậm là vùng đã chứa dữ liệu, nhạt là vùng trống.
  2. Với số 2 thì bạn có thể điền con số ở ô trên hoặc ô ở dưới. Nghĩa là bạn muốn lấy bộ nhớ trống bên trái hoặc bên phải của phân vùng hiện tại. 
Nếu phân vùng C nằm trên phân vùng D thì bạn phải dịch chuyển phân vùng trống mới resize qua trái và ngược lại để phân vùng trống nằm kế bên ổ C.
Sau khi resize xong giao diện như hình dưới
Khi nào thấy phân vùng mới lấy từ ổ D ra nằm kế bên ổ C như thế này là được.
Click OK và tiếp tục chọn ổ C và click vào Move/Resize làm tương tự, nhưng lần này là kéo dài ra hết phân vùng trống mình tạo khi c resize phân vùng D.
Sau khi Resize xong thì bạn Click vào Apply
Hiện cảnh báo bạn chọn Yes
Nếu bạn đang sử dụng chương trình nào thì nên tắt đi để quá trình chuyển dữ liệu nhanh chóng hơn và tránh lỗi phát sinh.
Đợi quá trình hoàn thành là xong.
Hiện thông báo như thế này là xong.
Có những trường hợp mà bạn chia phân vùng C mà ảnh hưởng đến dữ liệu trong phân vùng đó thì có thể yêu cầu khởi động lại máy. Trường hợp này thường là thao tác trực tiếp với phân vùng C thôi. Còn với những phân vùng khác mà không có dữ liệu đang chạy thì cứ bình thường.
Bạn có thể sử dụng công cụ này để tách phân vùng thành nhiều phân vùng hoặc gộp nhiều phân vùng lại.
Chúc bạn thành công! Có câu hỏi hoặc góp ý bạn bình luận dưới nhá. Mình sẽ trả lời trong khả năng của mình.
Read More

Wednesday, June 3, 2015

Tạo phát Wifi cho điện thoại trên Ubuntu

By With No comments :
Bạn muốn kết nối điện thoại với máy tính? Bạn muốn share Internet cho thiết bị di động qua Wifi trên Ubuntu? Có 3 cách làm việc này nhưng hôm nay mình xin giới thiệu 1 cách và mình thấy cách này là ổn nhất trên mọi phiên bản  Ubuntu. Đó là sử dụng share internet mặc định trên Ubuntu.

1. Đầu tiên bạn click vào biểu tượng Network

Thường nằm ở gốc phải phía trên của màn hình rồi chọn Edit Connections...

2. Tạo mới 

Sau đó click vào nút Add để tiến hành tạo wifi mới
Trong hộp thoại mới mở ra, bạn chọn thể loại muốn tạo là Wifi rồi Nhấn Create...

3. Trong cửa sổ mới gồm những thông tin sau. (Tab WiFi)

Trong đó bạn chỉ cần để ý

  • Connection name: Tên kết nối
  • SSID: Tên Wireless. Nên cùng tên với tên kết nối.
  • Mode: Infrastructure
  • Device Mac Address: wlan0

Bạn có thể điền và chọn giống thông tin trong hình.

4. Chọn Tab WiFi Security

Security: WPA & WPA2 Personal
Nhập password cho wireless.

5. Chuyển qua tab IPv4 Settings

Chọn Method: Shared to other computers.
Sau đó click Save lại.

6. Mở terminal (Ctrl + Alt + T)

Nhập dòng code sau:
sudo gedit /etc/NetworkManager/system-connections/Wi-Fi
trong đó Wi-Fi là SSID bạn đặt lúc đầu.
Khi mở trình soạn thảo văn bản gedit mở lên. Tìm dòng mode=infrastructure thay bằng mode=ap

7. Click vào biểu tượng Network như lúc đầu. Chọn Connect to Hidden Wi-Fi Network …

Chỗ Connection chọn tên WiFi mình mới tạo.
Sau đó click chọn Connect là xong. Chúc bạn thành công. Mọi thắc mắc, đóng góp bạn bình luận dưới, mình sẽ trả lời trong khả năng của mình. Cám ơn.
Read More

Giao diện Inbox mới của Google

By With No comments :
Inbox google được thiết kế lại với material design. Một thiết kế của Google tạo ra. Bạn có thể vào đường dẫn https://inbox.google.com trải nghiệm. Nội dung được quản lý một cách dễ dàng hơn, phân nhóm, phân thể loại một cách linh hoạt, không giống như một đống bùi nhùi như gmail trước nữa. Khá đẹp với nhiều chức năng mới:

Gom thành nhóm theo thời gian:



Lời nhắc


Bạn muốn khi khác mới giải quyến một vấn đề nào đó của thư gửi tới, bạn có thể định thời gian cho nó rồi sau đó vào phần Lời nhắc (Snoozed) xem lại.
Vào xem lại. Khi nào tới thời gian mình đặt thì hiện lên cho người dùng biết. Nó sẽ phân công việc theo thời gian.


Đánh dấu lưu trữ (Giống đánh dấu sao ở bên Gmail)

Xem lại những cái gì bạn đánh dấu ở đây.

Gim nội dung

Gim bằng cách click vào đây đinh ở đây
Sau đó bạn có thể xem gim bằng cách bật chỉ hiển thị những thư đã được Gim (Khung chữ nhật màu đỏ)

Nhắn tin nhanh

Bạn có thể gửi thư nhanh, những người thường xuyên liên lạc nhất được đính vào nút này, thật tiện lợi:

Thao tác khác

Bạn có thể sử dụng nhiều thao tác khác sử dụng chức năng này

Ở trên những chức năng cơ bản mới hơn so với Gmail gốc được nhóm Gmail thêm vào. Còn nhiều chức năng mới bạn hãy thử khám phá nó.
Read More

Monday, June 1, 2015

Ví dụ về hộp thoại thông báo AlertDialog và Custom AlertDialog

By With No comments :
Trong lập trình Android đôi khi muốn hiển thị một thông báo gì cho người dùng biết. Chúng ta có nhiều cách thực hiện nó như sử dụng Dialog, AlertDialog, Toast... Và việc sử dụng nhiều cách làm cho bạn linh hoạt hơn trong quá trình lập trình.
Hôm nay mình đưa ra một ví dụ demo về AlertDialog bình thường và AlertDialog mở rộng sử dụng layout do mình tự thiết kế.

Đầu tiên bạn tạo project với cấu trúc như sau
1. AlertDialog


Đầu tiên sử muốn hiển thị AlertDialog bình thường sử dụng đoạn code sau


Trong bạn có thể thay đổi tiêu đề .setTitle(String), thay đổi nội dung hiển thị .setMessage(String) hoặc thay đổi Icon sử dụng .setIcon(Drawable)
.setCancelable(boolean) là lệnh cho phép ngươi dùng click ra màn hình (Ngoài dialog) để hủy không.
NegativeButtonPositiveButton là 2 nút trái phải tùy mỗi người, có thể không dùng button, 1 button hoặc 2 button.

2. Custom AlertDialog

Dạng này bạn có thể tùy biến giao diện hiển thị cho AlertDialog bằng cách tự thiết kế cho mình một layout độc lập và sau đó setView chó Alert.
Bạn có thể xem đoạn code sau

Trong đoạn code trên bạn chỉ cần để ý cái đoạn:

Đoạn này dùng để chọn layout hiển thị trên Alert. Bạn có thể thay đổi layout ở đoạn R.layout.layout_alert. Còn những thuộc tính khác như Alert bình thường, không có gì cả.

3. Full code


a. File Java (MainActivity.java)


b. Giao diện chính (activity_main.xml)

c. Giao diện layout cho Custom AlertDialog


4. Chay thử:

Alert bình thường
Custom Alert

Download Project
Chúc bạn thành công. Ai thắc mặc muốn hỏi gì vui lòng bình luận ở dưới. Mình sẽ giải đáp trong khả năng của mình. Cám ơn mọi người.
Read More

Chụp màn hình game, ứng dụng và share lên mạng xã hội Facebook

By With No comments :
Một ứng dụng muốn có sự sử dụng lan rộng thì chúng ta phải cần dựa vào sự trải nghiệm của người dùng và sự chia sẻ của người dùng. Do đó ứng dụng của chúng ta không thể thiếu chức năng share. Giống như game flappy bird cũng nhờ những hình ảnh mà có sự lan ra cộng đồng mạnh mẽ. Hôm nay mình xin giới thiệu chức năng share hình ảnh của ứng dụng của mình lên mạng xã hội.

1. Cấu trúc thư mục


2. Chức năng chụp màn hình


Dùng để chụp view hiện tại và lưu vào bộ nhớ. Bạn có thể thay đổi nơi vị trí chụp ở dòng
View rootView = findViewById(R.id.img).getRootView();
. Bạn có thể chụp toàn bộ màn hinh ứng dụng, chụp 1 dialog, chụp 1 button... chỉ cần bỏ getRootView() đi và R.id.img thay thành id của view đó. Ví dụ tui muốn chụp hình ảnh được chọn trên giao diện thì đoạn như sau
View rootView = findViewById(R.id.img);

2. Chức năng lọc ra những ứng dụng có thể mở, thêm đính kèm thể loại hình ảnh.


Chức năng này khi người dung click button sẽ hiện lên danh sách những ứng dụng có thể đính kèm, mở hình ảnh. Bạn muốn thay đổi thể loại thì sửa lại dòng này intent.setType("image/*");

3. Full code (File MainActivity.java)



4. Full code giao diện (File activity_main):



5. Thêm quyền cho ứng dụng (File AndroidManifest.xml)

Thêm dòng này để ứng dụng có quyền lưu vào thẻ nhớ

sẽ được như sau:


6. Chạy thử

Sau khi chạy, bạn click vào nút share. Ứng dụng sẽ hiển thị danh sách bạn có thể share hình ảnh. Chọn úng dụng bạn muốn sử dụng.

Download project
Chúc bạn thành công. Ai có thắc mắc thì bình luận ở dưới, mình sẽ trả lời trong khả năng của mình.
Read More
Copyright © 2014 TutsModel | All Rights Reserved